Theo Prins hiện đang sống tại Washington, USA (Thời điểm
2010). Anh đã có nhiều giai đoạn đi chu du và làm việc ở nhiều nơi khác nhau
trên thế giới, mà phần nào đã được thể hiện qua không gian đa dạng trong tranh,
ngoài ra Theo Prins còn là một người tiên phong ở dòng tranh Stereoscopic (dòng
tranh tạo hiệu ứng không gian 3D từ hình ảnh 2D)
2Da: Hi Theo! Chúng tôi thường mở đầu với những câu hỏi
rõ ràng. Anh có thể giới thiệu chút về bản thân và bằng cách nào anh đã chọn nền
công nghiệp này?
Theo Prins (TP): Hầu hết thời gian tôi dành để vẽ phong cảnh, môi trường với bút chì và giấy,
sơn dầu, đất nặn… Ngoài ra tôi rất thích được … bay. Tôi đã vẽ nhiều về máy
bay. Khi còn tuổi teen tôi đã từng nghĩ sẽ theo học làm phi công và kiếm tiền bằng
cách vẽ máy bay cho các phi công tại sân bay địa phương. Thế rồi mọi thứ thay đổi
khi tôi đc biết đến digital art khi đang học trung học. Từ đó tôi bắt đầu theo
đuổi việc vẽ digital và bị dòng sci-fi lôi cuốn. Khởi đầu với một account trên
Deviantart và thường xuyên post trên diễn đàn Sijun (http://forums.sijun.com/). Rồi tôi có được job đầu tiên tại
cty game CCP của Iceland (http://www.ccpgames.com/).
Nhìn tranh của anh thì tôi thấy là anh du lịch khá nhiều?
Phần nào của thế giới có ảnh hưởng tới anh nhiều nhất và có nơi nào anh muốn tới
và nghĩ là mình sẽ có được cảm hứng từ đó!?
TP: Phần lớn cuộc đời tôi đã sống ở vài nơi nhỏ, yên tĩnh gần với môi trường nước, chủ yếu là ở Mỹ và Hà Lan. Dù vậy, hoặc có lẽ bởi thế mà tôi lại có xu hướng thích những thành phố với sự thiếu trật tự trải dài. Thế nên 3 năm qua tôi đã tự thoả mãn bằng việc đi tới những nơi như vậy. Vài năm trước tôi đã có thời gian tuyệt vời khi sống ở Seoul, làm việc với Reloaded Studio. Đầu năm 2009 tôi dành 3 tháng du lịch ở Vietnam và Thailand với chiếc laptop của tôi, phác thảo và vẽ các tranh stereoscopic. Tôi yêu sự sống động chen chúc và những hình ảnh có phần hỗn loạn của các thành phố châu Á. Đáng buồn là nhiều quang cảnh như vậy đang dần được thay thế cho các công trình hiện đại. Tôi thấy như có nhiệm vụ phải được nhìn ngắm và lưu giữ thế giới đó trước khi nó biến mất.
Còn đây là câu hỏi mà tôi nung nấu: Từ đâu mà anh muốn vẽ
tranh stereoscopic và cách thức cơ bản để tạo ra chúng?
TP:Sau giai đoạn chụp một số bức ảnh stereoscopic từ mấy năm trước, tôi tò mò về khả năng mô phỏng hiệu ứng tạo chiều sâu kiểu stereoscopic trên tranh vẽ. Về cơ bản là tạo 2 không gian phối cảnh chỉ khác nhau một chút trên 2 bức tranh riêng biệt, cũng như khi bạn nhìn một quang cảnh lần lượt với từng mắt một, hình ảnh nhìn bằng mắt trái và phải sẽ khác nhau một chút về góc nhìn (phối cảnh), do đó khi nhìn bằng 2 mắt thì 2 hình ảnh đó sẽ trộn lại làm một với chiều sâu 3D mà ta vẫn thường thấy. Thông thường tôi bắt đầu bằnh việc cắt bức tranh ra thành nhiều mảnh nhỏ trong Photoshop. Tôi đặt tên tất cả các mảnh đó với chú thích đơn giản. Rồi copy bức tranh ra một phiên bản khác và đặt nó cạnh bức gốc. Tôi sẽ trộn 2 hình lại bằng mắt và dần thay đổi từng chút một ở bức copy để khiến phối cảnh của nó thay đổi cho phù hợp. Tuỳ thuộc vào hướng di chuyển khi tạo sự thay đổi mà bạn sẽ khiến chúng trở nên gần hoặc xa hơn trong không gian khi trộn hình ảnh bằng mắt. Tôi cảm thấy phần nào giống điêu khắc, cứ như thể tôi đang biến đổi thứ gì đó có thật trong không gian 3D (đau mắt chết đi được ?! :s)
Việc cường điệu tạo khoảng cách giữa phối cảnh 2 bức, đơn giản bằng cách đẩy
chúng ra xa nhau hơn. Giúp tao ảo ảnh về thế giới thu nhỏ và chúng ta - quan
sát chúng như những sinh vật khổng lồ. Tôi nghĩ bạn nên thử chụp 2 bức ảnh cách
nhau vài giây từ trên máy bay. Khi nhìn 2 bức ảnh như một cặp stereoscopic sẽ tạo
hiệu ứng thế giới thu nhỏ như trên bởi tốc độ di chuyển của máy bay sau mỗi lần
click chụp ảnh sẽ là khá lớn.
Anh có thể kể lại cụ thể hơn về quá trình tạo ra một bức
tranh? Và nó sẽ phải thay đổi thế nào (so với tranh thông thường) nếu muốn tạo
hiệu ứng stereoscopic?
TP: Đôi lúc ở một thời điểm nhất định, khi hình ảnh về một thành phố giả tưởng
thoáng qua đầu trong lúc tôi đang quan sát một quang cảnh thật ở đâu đó. Nếu nó
đủ rõ, đủ mạnh thì tôi sẽ bỏ ngay việc đang làm dở để trở về nơi tôi có thể
phác thảo, ghi lại nhanh chóng hết sức có thể bố cục và màu sắc của hình ảnh đó.
Tôi muốn nắm lấy mọi cơ hội có thể để vẽ.
Đôi khi, tôi bắt đầu với một mục tiêu là tạo ra một mớ hỗn độn đủ để tôi có thể tìm ra một bố cục từ đó. Tôi thận trọng tìm cách đặt mình vào những hạnh phúc may rủi. Những bố cục bất ngờ có thể đến bất chợt trong quá trình tìm kiếm mà không định trước hay hình dung được trước.
Đôi khi, tôi bắt đầu với một mục tiêu là tạo ra một mớ hỗn độn đủ để tôi có thể tìm ra một bố cục từ đó. Tôi thận trọng tìm cách đặt mình vào những hạnh phúc may rủi. Những bố cục bất ngờ có thể đến bất chợt trong quá trình tìm kiếm mà không định trước hay hình dung được trước.
Khi hoàn thiện tranh, tôi xác định hình dạng chính yếu và
làm rõ chúng ở mức gợi ý vừa đủ để người xem tự hoàn thiện hình dung về nó
trong đầu. Não chúng ta rất mạnh đủ để lấp đầy chi tiết cần thiết mà vốn chỉ là
những hình ảnh mang tính gợi nhắc hay thậm chí người vẽ còn ko có ý định gợi nhắc
đến. Nó có thể dẫn đến kết quả tốt hoặc xấu tùy vào ý đồ của tranh. Với các job
freelance sẽ khiến tôi phải dành thời gian cân nhắc xem thế nào là đủ hiểu với
khách hàng. Còn với các tác phẩm cá nhân thì tôi thích kiểu hiểu thế nào cũng
được, kiểu như “nó có vẻ giống con chó, hoặc cũng có thể là một chiếc ô tô”
Tranh stereoscopic của tôi cũng cơ bản giống như quá trình vẽ
tranh 2D, nếu thực hiện theo kiểu đơn giản là convert 1 tranh 2D bất kỳ thành
stereo sẽ có những khoảng trống trong không gian 3D (lúc chập 2 hình ảnh vào
làm 1) . Một tác phẩm stereoscopic yêu cầu mỗi đối tượng dù nhỏ đều phải tương
đối độc lập và bản thân chúng phải thú vị. Bởi vì mỗi vật thể có thể được nhìn
thấy với chiều sâu không gian của riêng nó, cũng như cách chúng ta nhìn vào một
quang cảnh trong thế giới thật, có thể tập trung nhìn vào bất kỳ đâu mà ta muốn.
Các đối tượng trong tranh 2D vốn được nhìn ở dạng các vệt màu trên mặt phẳng và
mỗi vật gắn kết chặt chẽ với toàn bộ phần còn lại của bức tranh để truyền tải một
cách đầy đủ và phức hợp hình ảnh thế giới thực. Thêm vào đó, bởi tôi phải có được
chiều sâu stereoscopic trong quá trình sắp đặt tranh, nên trong tiềm thức tôi gần
như xem nhẹ các yếu tố tạo chiều sâu thông thường khác như khi quyển trong chiều
sâu phối cảnh. Khi kết hợp với xu hướng khiến cho mỗi đối tượng đều có thể là
điểm thu hút, tranh stereoscopic của tôi sẽ có vẻ khá lộn xộn khi nhìn ở dạng
2D. Nói chung rất thách thức khi vượt qua cái lộn xộn, mập mờ của tranh 2D
trong quá trình chuyển hóa nó thành dạng stereo
Vì là một nghệ sĩ tự do nên chắc hẳn anh đã làm việc qua
rất nhiều các project khác nhau. Cho đến giờ thì project nào khiến anh thích nhất?
Và có project nào mà anh muốn làm trong tương lai?
TP: Với những project mang tính thương mai, tôi cũng chưa làm nhiều lắm, nhưng dù
sao cũng đã đủ đa dạng. Hiện tại tôi đang rất thích project đang làm với
Reloaded studios (studio làm Hawken). Tôi đã làm với họ từ những ngày đầu của dự
án nên việc nhìn thấy các ý tưởng được dần hoàn thiện là một trải nghiệm tuyệt
vời. Thêm nữa là định hướng của họ khiến tôi cảm thấy mình được tự do sáng tác.
Tôi vẫn chưa có ý định gì cho tương lai, mọi thứ đều để ngỏ. Trong phạm vi các
dự án cá nhân, tôi muốn tiếp tục phát triển thể loại stereoscopic và xem nó sẽ
dẫn mình đến đâu.
Tôi luôn cho là môi trường nơi ta sống sẽ ảnh hưởng lên
phong cách sáng tác và trong trường hợp của anh thì có vẻ khá là rõ ràng. Nhưng
trước đó thì có nghệ sĩ nào hay phong cách nào gây ảnh hưởng đến anh hay không?
TP: Khi tôi mới bắt đâu vẽ digital, tôi đã bị choáng ngợp và thôi thúc bởi phong
trào speed painting mà đặc biệt là các tác phẩm của Craig Mullins. Sau đó có một
giai đoạn tôi tự bắt mình phải tránh xa internet. Tôi đã dành quá nhiều thời
gian trên máy tính và thấy điều đó rõ ràng là không tốt.
Chú thích ảnh: Cảnh phố - speedpaint của
Craig Mullin cho thấy bút pháp đơn giản với bút tròn chủ đạo và bút texture
Đôi khi tôi nhận ra sau một thời gian rằng nhiều nghệ sĩ
được phỏng vấn dường như khởi đầu với một nghề và sau đó quay lưng lại với nó để
theo đuổi digital art. Có bất kỳ lời khuyên nào anh muốn chia sẻ cho những người
đang ở tình trạng tương tự? Và anh có nghĩ hiện giờ mình sẽ ra sao nếu là một
phi công hay không?
TP: Việc ngồi làm việc hàng giờ trước máy tính với tôi không tốt cho sáng tạo. Để
cân bằng, tôi đã thử tiếp tục làm việc ở các địa điểm khác nhau. Tôi dành nhiều
thời gian đạp xe lòng vòng, mang theo laptop, ngồi xuống những nơi khác nhau và
vẽ. Những ý tưởng mới đến nhiều hơn và tôi thấy mình linh hoạt hơn theo cách
đó. Nên sau nhiều năm làm việc chỉ thuần digital, tôi cũng đã bắt đầu vẽ với
bút và giấy trở lại. Nó khá là refesh. Tôi không thường nghĩ về việc sẽ ra sao
nếu trở thành phi công lái máy bay dân dụng. Ý nghĩ đó giờ khá xa lạ, mà thậm
chí ngay cả thời điểm lúc tôi đang học để trở thành phi công thì hình dung đó vốn
đã khá xa lạ và có vẻ không phù hợp, đủ để khiến tôi quyết định từ bỏ. Dù tôi vẫn
nghĩ rằng việc thi thoảng được lái máy bay sẽ rất vui.
Tôi biết là có một triển lãm ở Mỹ trưng bày khá nhiều
tranh stereoscopic của anh. Vậy nó có ý nghĩa gì không? Anh có nghĩ rằng
có những triển lãm tranh kiểu truyền thống trưng bày các tác phẩm digital sẽ tạo
ấn tượng tốt hơn tới công chúng cũng như nâng tầm các tác phẩm digital?
TP:Vâng, có các buổi triển lãm ở 3D center of Art and
Photography (Trung tâm nghệ thuật nhiếp ảnh và 3D) tại Portland, Oregon, USA.
Đó là một không gian ấm cúng và triển lãm trưng bày các hình ảnh stereoscopic
cũ lẫn mới. Tôi có một người bạn ở Nam Hàn vô tình rất thích thú với thể loại
này. Anh ấy chỉ cho tôi về trung tâm 2D này như một nơi giúp tôi quảng bá về
nghệ thuật sterreoscopic.
Tôi có vài bức và nhiều người có vẻ khá tò mò về thể loại này. Vì thế nên ít nhất dựa trên kinh nghiệm cá nhân thì việc triển lãm cũng ít nhiều thu hút sự chú ý của một số đối tượng. Digital art khá mới mẻ (năm 2010) và nhiều khi tôi vẫn gặp những người lạ lẫm với việc ta có thể vẽ trên máy tính.
Tôi có vài bức và nhiều người có vẻ khá tò mò về thể loại này. Vì thế nên ít nhất dựa trên kinh nghiệm cá nhân thì việc triển lãm cũng ít nhiều thu hút sự chú ý của một số đối tượng. Digital art khá mới mẻ (năm 2010) và nhiều khi tôi vẫn gặp những người lạ lẫm với việc ta có thể vẽ trên máy tính.
Điều khiến tôi thấy thú vị khi xem portfolio của anh là
những ý tưởng độc đáo. Phong cách của anh thực sự khác biệt và dễ nhận ra cũng
như thể loại stereoscopic thực sự đặc biệt. Anh nghĩ thế nào về việc phải khác
biệt và luôn song hành với những ý tưởng cũng như phong cách độc đáo?
TP:Trong phạm vi các sáng tác cá nhân, tôi không đặt tính độc đáo lên hàng đầu.
Tôi nghĩ viêc hướng tới sự độc đáo có thể đạt được trong quá trình sáng tạo. Với
tôi, điều đó tương đương với việc ai đó dành thời gian và công sức cẩn trọng
tính toán trước và trong quá trình vẽ, sao cho mình không lặp lại những phong
cách và ý tưởng đã có, nhờ vậy mà họ đạt được sự độc đáo. Nhưng nếu sự độc đáo
là kết quả của một quá trình tư duy nghệ thuật, nó có lẽ sẽ thường là bất ngờ
xuất hiện không phải với sự tính toán, cân nhắc kỹ lưỡng từ trước.
Tôi vẽ cái khiến tôi thấy hứng thú, khi đó, có một sự thôi thúc khiến tôi muốn vẽ nó theo một cách thức nhất định. Nhưng tôi không để bất cứ một hình dung nào định sẵn việc tranh mình sẽ được hoàn thành ra sao. Và trong qúa trình đó, đôi khi những thứ độc đáo xuất hiện nhưng rõ ràng đó không phải là mục đích tôi thường xuyên hướng đến
Tôi vẽ cái khiến tôi thấy hứng thú, khi đó, có một sự thôi thúc khiến tôi muốn vẽ nó theo một cách thức nhất định. Nhưng tôi không để bất cứ một hình dung nào định sẵn việc tranh mình sẽ được hoàn thành ra sao. Và trong qúa trình đó, đôi khi những thứ độc đáo xuất hiện nhưng rõ ràng đó không phải là mục đích tôi thường xuyên hướng đến
Tôi thường thấy rằng dù nghệ sĩ có thể rất khiêm tốn về
tham vọng của họ, nhưng thực tế lại là ngược lại. Anh có vẻ đã đạt được nhiều
tiến bộ chỉ trong một thời gian ngắn, vậy theo anh mình đã đạt được thành tựu lớn
nhất là gì cho đến thời điểm này và anh có bát kỳ mục tiêu nào trước mắt không?
TP: Tôi khá hạnh phúc vì vẫn duy trì được việc vẽ đều đặn từ lúc nhỏ đến giờ. Có rất
nhiều giai đoạn tôi phải từ bỏ thói quen này. Năm 13 tuổi khi tôi từ Hà Lan trở
lại Mỹ, phải mất đến vài năm để có thể vẽ trở lại. Rồi đến giai đoạn tôi trở
nên đam mê ý tưởng được bay và dần quên đi việc vẽ. Thế rồi digital art đã giúp
tôi trở lại với công việc sáng tạo này.
Về mục tiêu cá nhân, tôi vẫn nung nấu trong nhiều năm về một cuốn sách minh họa và một animation. Công việc ngày càng nhiều khi đến hạn, phát triển dự án này đang là mục tiêu trước mắt của tôi.
Về mục tiêu cá nhân, tôi vẫn nung nấu trong nhiều năm về một cuốn sách minh họa và một animation. Công việc ngày càng nhiều khi đến hạn, phát triển dự án này đang là mục tiêu trước mắt của tôi.
Cảm ơn anh đã đồng ý trả lời phỏng vấn cho 2Dartist. Anh
thực sự là một nghệ sĩ đáng kinh ngạc, chúng tôi đã thực sự thấy rất hứng thú với
dòng stereoscopic. Mong là sẽ còn thấy nhiều dự án của anh trong tương lai.
TP: Rất sẵn lòng. Tôi biết về 3DTotal đã lâu, rất vui được góp mặt ở đây. Cảm ơn bạn
Xem thêm các tác phẩm của Theo Prins tại:theoprins.com
2Dartist số 58 năm 2010
Lê Long / redcloudintrousers dịch và tổng hợp
***STEREOSCOPIC - Nói đơn giản là một kiểu 3D ko
cần kính (có nhiều cách tạo hình ảnh 3D dù chung nguyên lý cơ bản, và mỗi cách
sẽ có cách xem hay công cụ hỗ trợ để xem tương ứng)
Về cách xem Stereoscopic - 3D kiểu cross-eye có
đoạn clip trên youtube trình bày khá rõ ràng - 3D without glasses, cross-eye
Cách quay một đoạn phim 3D đơn giản bằng camera bất kỳ (How to shoot/film 3d with any camera) cũng tương tự như
cách vẽ tranh stereoscopic.
No comments:
Post a Comment