Bài viết gốc bởi Jim Pinkoski - Lê Long dịch
John Conrad Berkey sinh năm 1932 tại Edgeley, Bắc Dakota. Năm 15 tuổi, Berkey đã biết mình muốn gì và đó là vẽ được như các bậc thầy minh họa trong thời kỳ hoàng kim của bộ môn này (The Golden Age of illustration - Thập niên 1880 ~1920 với những đại diện như Howard Pyle, N.C.Wyeth... - ND) "ban đầu tôi sợ vẽ bằng cọ, nên thường dùng bút chì và bút mực". Trong những tháng hè khi còn đang trung học, Berkey có những công việc làm thêm đầu tiên cho một vài art studio ở Minneapolis. Tại đó tài năng của anh nhanh chóng được nhìn nhận. Sau vài tháng theo học trường nghệ thuật tại Minneapolis, Berkey bỏ ngang vì chán và làm nhân viên chuyển phát cho Artists incorporated, tại thời điểm đó là studio lớn nhất vùng thành phố đôi (Twin cities, Minneapolis - Saint Paul), đồng thời bắt đầu theo hướng tự học để trở thành họa sĩ minh họa. "Trong thời gian này tôi đã hình thành mối quan hệ với các họa sĩ thế hệ trước mà muốn vẽ không chỉ vì mục đích kinh tế. Tôi nhận ra rằng việc có tư duy độc lập, đặt mục tiêu cao hơn những yêu cầu giới hạn của mỗi đầu việc (mà khách hàng đề ra) đã giúp tôi có những tiến bộ nhất định"
Vào năm 1955 Berkey đã thành họa sĩ minh họa tại Brown & Bigelow, một cty ở St.Paul, Minnesota khi đó là cty lớn nhất thế giới về làm lịch. "Chỗ đó rất tuyệt, có tới khoảng 150 họa sĩ, mà công việc thì luôn thừa mứa, chỉ cần bạn muốn vẽ". Trong suốt 8 năm làm ở đây, Berkey đã cung cấp hình minh họa cho hơn 500 tờ lịch với nội dung vô cùng đa dạng từ cảnh đồng quê cho tới phác họa lịch sử mà anh là người tự nghiên cứu, tìm hiểu và lựa chọn. "Khối lượng công việc mà tôi phải tiếp xúc hằng ngày rất phong phú đồng thời lý thú, khá truyền cảm hứng, giống như bạn đang làm việc trong một bảo tàng về minh họa vậy. Hầu hết các tranh thời kỳ đầu tôi vẽ những thứ gần gũi xung quanh, con người và nơi chốn tôi từng biết. Khi đó tôi chỉ cảm thấy thoải mái với những thứ như vậy, và không muốn đi xa hơn. Tôi có thể tái hiện hình ảnh rất tốt, nhưng những kỹ năng đầy đủ để sáng tạo nguyên bản những hình ảnh chỉ có trong tưởng tượng thì vẫn chưa có đủ." Anh cũng học được bài học giá trị khác, giúp cho việc dấn sâu vào vẽ poster điện ảnh sau này, đó là mọi thứ trên tranh đều phải nịnh mắt. "Tôi không thể vẽ được bất cứ thứ gì mà khiến một ai đó phải thấy khó chịu khi xem tranh" Berkey nói: " tôi phải tạo ra những hình ảnh mà mọi người muốn nhìn ngắm thật lâu."
John lập gia đình năm 1956 với Damaris Wahl (Demi), và vào năm 1962 họ cùng xây nơi mà sẽ mãi mãi là nhà của Berkey tại Excelsior, Minnesota, cũng là nơi John đã trưởng thành. John và Demi có 4 người con, 3 trai và một gái, đôi khi ông cũng nhờ các con làm mẫu vẽ. Để hướng đến làm việc tại nhà, năm 1964 hợp đồng với Frank A.Lavaty làm đại diện cho ông tại New York và bắt đầu sự nghiệp minh họa tự do cho một số khách hàng từ studio tại tầng hầm gia đình ông, trong thời gian đó ông vẫn tiếp tục cung cấp tranh minh họa làm lịch. "Ngay từ đầu thì tôi đã muốn được minh họa bìa tạp chí và sách, bởi vì nó là những thứ mà tôi đã quen thuộc, lớn lên cùng trong quá trình hình dung về công việc khi trưởng thành, đó cũng là nguồn tranh minh họa đa dạng nhất của thời đấy. Tôi thấy may mắn vì có nhiều khách hàng với những chủ đề đủ loại."
3000 BỨC TRANH
Nổi tiếng với phong cách gần với tranh Ấn tượng và tiếp nối truyền thống tranh hiện thực, bút pháp mạnh mẽ, chắc chắn, người ta ước tính John Berkey đã vẽ trên 3000 bức trong cả sự nghiệp. Ông thường bắt đầu bằng phác thảo bút mực sau đó là một loạt các phác thảo màu rồi gửi cho art director hoặc người phụ trách nội dung để họ duyệt. Tranh ông có mặt trên bìa sách, poster phim (như The towering inferno, Orca, Superman III...), các ấn phẩm như National Geographic, Life, Time, Road & Track, Newsweek, Omni, Discover, Good Housekeeping, General motors, Popular Mechanics, Control Data, TOR Books, 3M, catalog cho Eddie Bauer (hãng quần áo, phụ kiện nổi tiếng thành lập từ 1920 - ND), Paramount pictures, Honeywell, Science Fiction Age, Realms of Fantasy, Doubleday Books, IBM, Playboy, CBS, Dell, và Luscasfilm Ltd. Và đó chỉ là số ít.
Hình minh họa của ông có trên 16 con tem, trong số đó nổi tiếng nhất là con tem "Elder Elvis" tham gia cuộc thi vẽ tem đầu thập niên 1990. Từ 1975 đến 1988 Berkey vẽ 16 hình minh họa bìa lẫn trang trong cho TV guide của HBO, Showtime, MTV, BBC, UFOs v v... Từ năm 1984 đến 2003 Berkey vẽ gần 35 tranh bìa và tranh minh họa cho tạp chí Popular Mechanics, tất cả với chủ đề thiết kế tương lai của máy bay, thuyền, các công trình giả tưởng, các minh họa này thực sự rất đẹp và sáng tạo. Berkey cũng thích phác thảo hàng trăm hình hoạt hình, dù chúng được cất giữ trong bộ sưu tập gia đình mà chỉ bạn bè thân thiết mới từng được thấy.
Hình minh họa của ông có trên 16 con tem, trong số đó nổi tiếng nhất là con tem "Elder Elvis" tham gia cuộc thi vẽ tem đầu thập niên 1990. Từ 1975 đến 1988 Berkey vẽ 16 hình minh họa bìa lẫn trang trong cho TV guide của HBO, Showtime, MTV, BBC, UFOs v v... Từ năm 1984 đến 2003 Berkey vẽ gần 35 tranh bìa và tranh minh họa cho tạp chí Popular Mechanics, tất cả với chủ đề thiết kế tương lai của máy bay, thuyền, các công trình giả tưởng, các minh họa này thực sự rất đẹp và sáng tạo. Berkey cũng thích phác thảo hàng trăm hình hoạt hình, dù chúng được cất giữ trong bộ sưu tập gia đình mà chỉ bạn bè thân thiết mới từng được thấy.
BERKEY VÀ TRANH VỀ THẢM HỌA
Chủ đề mà Berkey đã vẽ thực sự rất rộng lớn, bao gồm nhiều bức về các sự kiện thời sự như thảm họa sóng thần, động đất, các tuyến đường cao tốc sụp đổ, và thậm chí minh họa câu chuyện về Qaddafi trên Reader's Digest năm 1990. Năm 1986 Berkey minh họa bi kịch Tàu con thoi Challenger đã phát nổ trên bầu trời Đại Tây Dương, đăng trên tạp chí Discover, tiếp sau đó là poster tưởng nhớ sự kiện trên với hình minh họa tàu Challenger mới rời bệ phóng.
KING KONG
Có lẽ poster phim nổi tiếng nhất của Berkey phải kể đến bức ông vẽ cho phim King Kong làm lại năm 1976, bức Kong đứng trên nóc Tháp đôi của Trung tâm thương mại thế giới (sụp đổ trong sự kiện 11-9 - ND). Dù minh họa gốc là để làm poster phim, nhưng rồi người ta đã in nó trên cốc cafe, ga trải giường, áo phông, sổ tay, và thậm chí là hình cut-out khổng lồ cao hơn 12m (40 feet) dùng trong chiến dịch marketing quy mô nhất trong lịch sử cho tới thời điểm đó. Berkey mất gần 1 năm để thực hiện những minh họa cho chiến dịch này, về cuối giai đoạn, ông bị lao lực và mắc chứng viêm phổi. Sau này, John khá thất vọng khi nhà các poster King Kong ở nhiều tình huống khác nhau lại có chung 1 cái đầu ở một góc nhìn cố định, do bên sản xuất tự ý cắt ghép 1 góc nhìn đầu Kong cho nhiều poster khác nhau, trong khi thực tế ông đã vẽ Kong ở ở nhiều góc view khác nhau tùy theo từng bối cảnh.
THE TOWERING INFERNO
Berkey là một người rất thân thiện và ăn nói nhẹ nhàng, nhưng ông rất ít khi đi du lịch và rất sợ độ cao. Bởi thế mà khi được mời đến New York để chụp ảnh tư liệu cảnh Tháp đôi ông đã từ chối thẳng thừng - thậm chí là chỉ nhìn ảnh chụp từ trên không cũng khiến ông bị chóng mặt! Đầu những năm 1970, khi Berkey phải đến California để xem mô hình tòa nhà chọc trời trong The Towering Inferno ở giai đoạn Tiền sản xuất, dù mất công đến trường quay nhưng ông phải nhờ người leo lên thang nâng (Cherry picker) để chụp ảnh phối cảnh tòa tháp từ trên cao mà sau này sẽ được dùng làm tham khảo cho hình vẽ poster. Berkey cũng có cơ hội được tham giao sản xuất tác phẩm kinh điển của Stanley Kubrick năm 1968 là 2001: A space Odyssey, nhưng ông đã từ chối vì phải chuyển đến Anh trong thời gian sản xuất.
STARWARS
Berkey có lẽ được biết đến nhiều nhất với những tranh minh hoạ sci-fi từ những năm 1967, đặc biệt như các minh hoạ bìa cho Star science fiction (bản tái bản) do Frederick Pohl biên tập. Trong số những người bị ấn tượng mạnh bởi những minh hoạ này có George Lucas, từ đó đã mời Berkey cộng tác trong giai đoạn thiết kế tiền sản xuất (pre-production design) cho tập đầu của series Starwars. Minh hoạ bìa của Star SF số 4 còn được cho là đã truyền cảm hứng tạo nên thiết kế của Death star. Theo lời kể của Berkey thì phần hình ảnh của Starwars đã bắt đầu ngay trong khi Lucas đang viết kịch bản cho tập phim đầu tiên. George Lucas đã mua một số bức vẽ sci-fi của ông để làm tham khảo cho phần bối cảnh. Tuy nhiên về sau do một số vấn đề rắc rối liên quan tới bản quyền và cạnh tranh giữa 20th Century Fox và Universal Studios với 2 sản phẩm cùng chủ đề lẫn thời điểm là Star wars và Battlestar Galactica (giai đoạn 1977), mà Berkey đều dính dáng mỗi bên một ít, dẫn tới đóng góp của ông cho Starwars chỉ dừng lại ở minh họa bìa sách và poster cho album soundtrack năm 1977, Berkey không có cơ hội được tham gia sâu hơn vào quá trình thiết kế tiền kỳ mà theo ông là "phần mà tôi thích hơn" và "sẽ thật tuyệt nếu ngày nay được kể là đã từng thiết kế sản xuất cho Starwars phiên bản gốc"
Góc dưới - phải: Minh họa gốc cho bìa của cuốn Star science Fiction 4, 1971 của John Berkey (khối cầu được cho là truyền cảm hứng tạo nên Death star). Chất liệu Casein trên bản gỗ (Casein on board)
HÌNH QUẢNG CÁO CHO HÃNG OTIS CỦA BERKEY
Một trong những chiến dịch quảng cáo đáng nhớ nhất của Berkey là loạt tranh minh họa thành phố tương lai ông vẽ cho hãng thang máy Otis giữa thập niên 1970. "Tất thảy có 9 minh họa, 6 bức rất hiếm khi thấy lại từ khi nó được xuất bản. Một trong số chúng là cảnh Cảng hàng không trong tương lai mà Berkey cho là giống một chú vịt khổng lồ đang ngồi ấp trứng, liên tưởng thú vị mà ông nghĩ ít người để ý. Một bức khác tạo liên tưởng rõ ràng hơn với chiếc tàu giống hình một con heo trên hồ nước, ông kể là có lần một nhà thầu xây dựng ở Texas đã viết thư hỏi xin ông bản thiết kế thi công (blueprints) của công trình này vì nghĩ là nó có thật hoặc chí ít được thiết kế đủ để xây dựng được. Những viễn cảnh, hình dung mà ông tạo ra cho quảng cáo của hãng Otis cũng đã truyền cảm hứng cho George Lucas khiến ông này vào năm 1977 đã thuê John làm việc cho dự án Starwars. 10 bức tranh về thành phố tương lai cũng được thực hiện cùng thời điểm và in trong bộ Colad Flexiprint Folder.
SỰ THẤT VỌNG VỚI POSTER PHIM
Đáng tiếc là Berkey ngày càng cảm thấy không thoải mái khi làm việc cho các studio phim. Ông vẽ một só phác thảo cho vài tập Star Trek, nhưng studio không ưng phần lớn, họ chọn được một bức rồi đưa cho họa sĩ khác vẽ lại, bức đó sau trở thành poster chính thức được sử dụng. Thậm chí poster Orca của Berkey còn bị kiện vì cho là dùng lại hình ảnh con cá mập trong Jaws (chẳng lẽ người ta không phân biệt được cá voi sát thủ với cá mập?) Rồi đến minh họa Battlestar Galactica bị kiện bởi công ty sản xuất Starwars, khiến Berkey không được có thêm liên quan gì tới các dự án Starwars từ đó về sau. Tất cả những rắc rối này khiến ông cảm thấy không còn hứng thú với việc minh hoạt poster phim nữa.
Hết phần 1/2
Lê Long dịch từ Illustration magazine. Số 36 năm 2012. Bài viết "The many worlds of John Berkey"
hay quá anh ơi. Cảm ơn vì đã dịch
ReplyDeletei never know the use of adobe shadow until i saw this post. thank you for this! this is very helpful. stereo mold
ReplyDelete